Đăng nhập | Đăng ký Giờ làm việc: 8h00 - 21h00 | Thứ 2 - Chủ Nhật
Trang chủ Tin tức Tìm hiểu trà shan tuyết ngon hảo hạng tại Việt Nam

Tìm hiểu trà shan tuyết ngon hảo hạng tại Việt Nam

03/07/2022

Tìm hiểu trà shan tuyết ngon hảo hạng tại Việt Nam

Một “từ điển” các tính từ mô tả hương vị sau đây sẽ giúp bạn vượt qua sự chung chung và nắm bắt tốt nhất các hương vị cụ thể từng loại trà, làm phong phú thêm thế giới trà ngon của bạn.
Nên nhớ rằng không có mùi vị độc lập hay biên giới nghiêm ngặt nào giữa các từ này, mùi vị luôn tồn tại phức hợp và đôi khi các từ mô tả chồng lấp lên nhau.
Khi nếm thử, chúng ta đánh giá 3 khía cạnh của trà: mùi hương, vị và dịch trà. hãy cùng Benco nghiên cứu về dòng sản phẩm trà này.

xem thêm >>> bàn trà điện

Tìm hiểu trà shan tuyết ngon hảo hạng tại Việt Nam
Tìm hiểu trà shan tuyết ngon hảo hạng tại Việt Nam

Hương vị trà shan tuyết ngon

Là các phẩm chất của trà shan tuyết được cảm nhận bằng mũi. Bạn có thể thưởng thức hương trà ở cả nước trà và sợi trà vừa pha trong ấm. Tôi thường thích thưởng thức mùi hương trong ấm trà khi vừa rót ra hết.

Hương vị trà shan tuyết ngon
Hương vị trà shan tuyết ngon
  • Mùi thân thảo: mùi cốm, mùi cỏ cắt, mùi rau luộc, mùi lá khô
  • Mùi biển: mùi tanh, mùi rong biển, mùi i-ốt
  • Mùi hoa
  • Mùi trái cây
  • Mùi gia vị: mùi quế, cam thảo…
  • Mùi bơ sữa
  • Mùi ngọt: vani, mật ong, phấn hoa
  • Mùi đậm: sô cô la, caramel, mứt
  • Mùi bụi rậm: mùi mùn, lá ẩm, rêu…
  • Mùi đất: nấm mốc, đất ẩm, bụi, đá
  • Mùi gỗ
  • Mùi da: thuộc da, mồ hôi…
  • Mùi cháy: cà phê rang, bánh mì nướng
  • Mùi khói
  • Mùi kim loại

Vị của trà có 5 vị cơ bản

  • Có 5 vị cơ bản
  • Ngọt (đầu lưỡi)
  • Mặn (giữa)
  • Chua (2 bên)
  • Đắng (cuối lưỡi)
  • Umami: mùi thịt

Nước trà

Đây là một trong những đặc tính tinh tế nhất, thường bị những người bình thường bỏ qua, nhưng đây là tiêu chí đánh giá rõ ràng giữa trà “ngon” và “dở”

  • Bộ ấm chén thủy tinh đối ẩmTrà Ngon – màu nước trà
  • Chát: vị chát do tanin, đôi khi kèm vị khô
  • Đầy: mô tả nước trà có kết cấu tốt với đồ dầy nhất định, đôi khi gọi là “đầy khối”
  • Xuôi: mô tả nước trà mềm, ít chát, dễ chịu
  • Bám miệng: một cảm giác “viên mãn” trong miệng, hương vị đọng tròn trong khoang miệng
  • Dẻo: mô tả kết cấu nước có độ kết dính (sánh)
  • Phấn: mô tả vị chát nhẹ với cảm giác như có một lớp bột mịn trong miệng
  • Gắt: cảm giác se mạnh trong miệng, thường là do chất lượng trà kém hoặc ngâm quá lâu
  • Đằm: mô tả vị trà ngon, rất dầy nước.
  • Tròn: hương vị trà lấp đầy khoang miện, gần như tính bám miệng
  • Mượt: mô tả nước trà hơi dai, hơi “nhờn”, mượt như lụa
  • Mịn: nước trà có chút chát nhẹ và không khó chịu
  • Cứng: chủ yếu nói về tanin, bám đầy khoang miệng
  • Dịu: mô tả nước trà dịu hơn, không gằn
  • Dầy: mô tả nước trà nhờn giống dầu hoặc kem
  • Nhờn: nước trà tròn trong miệng và hơi béo
  • Nhung: nước hơi dầy, giống như nhung
  • Lỏng: mô tả nước trà không có vị chát, không kết dính
Bình luận của bạn