Bảng Giá Cọc Tiếp Địa Chống Sét
Cọc Tiếp Địa Mạ Đồng Nhập Ấn Độ D14 x 2.4m. Cọc lắp trong hệ thống kim thu sét của hãng Ramratna Ấn Độ. Là một thanh kim loại dài 2.4m có đường kính 16mm vót nhọn 1 đầu để có thể cắm sâu xuống đất. Đầu còn lại có đế bằng và ren để dễ dàng nối các dây cọc với nhau. Đây được xem là bộ phận cốt lõi của hệ thống chống sét. Người ta ví cọc tiếp địa giống như nền móng của ngôi nhà. Chúng giúp hệ thống tiếp địa phân tán sét thật nhanh xuống đất.
Thông số Cọc Tiếp Địa Mạ Đồng D14 x 2.4m
- Cọc mạ đồng dùng lõi sắt có đường kính đa dạng từ 16.2mm vì vậy người sử dụng có thể dễ dàng chọn lựa cho ngôi nhà và các công trình của mình.
- Cọc được mạ đồng với tiêu chuẩn – 1 lớp kẽm, 1 lớp đồng.
- Lớp mạ dày và bóng rất đẹp và bắt mắt.
- Giải pháp kinh tế nhất giúp trở kháng tốt trong các công trình chống sét hiện nay.
- Nếu sử dụng tiếp địa bằng đồng nguyên khối sẽ rất đắt đỏ
- Chi phí đội lên cản trở tới sự lựa chọn của chủ đầu tư.
- Nếu sử dụng sắt hoặc thép sẽ không được bền như đồng nên phương án thép mạ đồng là giải pháp tối ưu
- Lượng cacbon trong cọc thấp đảm bảo cho Cọc tiếp địa có khả năng chịu lực cao trong quá trình thi công đóng cọc ép cọc
- Chất liệu: Thép mạ đồng dày 0.25mm (đồng 99.95%)
- Chiều dài: 2.4m
- Kích thước: 16mm
- Trọng lượng: 3.78kg
- Hãng sản xuất: Ramratna Ấn Độ
- Nhà nhập khẩu : Benco Việt Nam
- Bảo hành 5 năm.
Phân loại cọc tiếp địa
- Cọc được làm từ thép mạ kẽm: thép chất lượng cao được bọc kẽm nóng, hoặc bọc kẽm điện phân.
- Cọc được từ thép mạ đồng: lõi được làm bằng thép, lớp đồng mỏng được phủ bên ngoài để tăng khả năng truyền dẫn sét.
- Đây là loại cọc tiếp địa áp dụng công nghệ mới nhất, đảm bảo an toàn và thường được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn lắp đặt cho bãi tiếp địa chống sét.
- Cọc được làm từ đồng đặc nguyên chất: đây là loại có chất lượng tốt nhất hiện nay, có hàm lượng đồng từ 95-99%.
Phân loại theo hình dạng - Thanh tròn đặc có quy cách từ D14 – D20, nhẹ, dễ thi công. Thường dùng nhiều trong các công trình nhỏ.
- Thanh chữ V có độ dày lớn (V50 ~ V70), diện tích tiếp xúc đất lớn, bản to.
- Thường được dùng chống sét cho các công trình lớn. Ví dụ như: nhà xưởng, khu vực dễ cháy nổ như trạm điện, xăng.
Cách đo kiểm tra cọc
Cọc tiếp địa chống sét thép mạ đồng được dùng phổ biến nhất. Nó chiếm 80-90% các công trình liên quan tới hệ thống tiếp địa chống sét. Cọc đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong toàn bộ hệ thống chống sét. Để có thể đánh giá, kiểm tra chất lượng cọc thép mạ đồng chúng ta có một vài phương pháp sau.
- Dùng thước dây dài để đo và kiểm tra chiều dài cọc sẽ dễ và chính xác
- Kích thước chiều dài cọc tiêu chuẩn hiện nay có các size:
- Cọc dài 2.4 mét
- Cọc dài 3 mét
Kiểm tra điện trở của cọc tiếp địa
Việc đo và kiểm tra đường kính thân cọc rất quan trọng. Nguyên nhân do đường kính thân cọc bị thiếu hoặc không đủ sẽ làm giảm tiết diện. Ngoài ra còn giảm khả năng tiếp xúc môi trường tiếp địa. Cũng có thể sẽ ảnh hưởng đến khả năng, hiệu quả của hệ thống tiếp địa, khả năng thoát sét khả năng giảm điện trở cả công trình dự án.
Bên cạnh đó thân cọc chuẩn sẽ thuận lợi cho việc hàn hóa nhiệt, hàn tiếp địa. Lý do vì đa số khuôn hàn hóa nhiệt theo chuẩn cọc tiếp địa D16 (đầu cọc đủ 16mm). Như thế sẽ vừa khớp với bộ khuôn hàn hóa nhiệt giúp thi công nhanh hơn. Ngoài ra cũng sẽ tiết kiệm thời gian, tiết kiệm thuốc hàn, mối hàn cáp cọc sẽ chuẩn đẹp hơn.
Chúng ta có thể dùng thước đo cơ kẹp loại thường hoặc loại chuyên dụng chính xác cao của Mitutoyo Nhật bản để đo rất chính xác và hiệu quả. Có thể đo chính xác 99%.
Các bước thi công cọc tiếp địa
- Thi công cọc chống sét được đóng vào địa hình đất không phải đất lấp, đất đắp, đất khô theo mùa.
- Với hệ thống là các kết cấu bể chứa, cọc phải có lớp bọc để sử dụng bên trong.
- Với thanh nối đất nên được đóng trực tiếp dưới công trình, gần dây xuống nhất có thể. Việc lắp đặt xa với công trình có thể gây ra tốn kém và thực sự không cần thiết.
- Trong quá trình thi công, liên tục đo thông số điện trở đất. Làm như vậy để biết chính xác điện trở khu vực đang thi
- ông. Đồng thời giảm hóa chất điện trở tại những vùng có mức điện trở đất đạt tiêu chuẩn.
- Chú ý xây dựng điểm kết nối trong hệ thống tiếp địa phải có khả năng tiếp cận và kiểm tra từ bên ngoài.
- Điều này giúp bảo dưỡng công trình được hiệu quả. Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện địa hình để đưa ra quyết định phù hợp.
- Lựa chọn cọc tiếp địa có thể chịu được nhiệt độ và dòng điện cao. Tốt nhất là đồng nguyên chất và cọc tiếp địa mạ đồng.
- Độ sâu của cọc đóng cách đáy rãnh đào từ 100 -150mm.
- Cọc trung tâm đóng cạn nhất. Đỉnh cọc cách mặt đất 150 – 250mm. Điều này giúp kỹ thuật viên dễ dàng kiểm tra điện trở đất.
- Sử dụng cáp đồng trần liên kết các cọc với nhau.
- Sử dụng hóa chất giảm điện trở dọc theo cáp đồng trần hoặc chôn theo hố đóng cọc tiếp địa.
- Hóa chất này có nhiệm vụ làm giảm điện trở đất. Từ đó tăng cường hiệu quả của hệ thống chống sét công trình.
Thông số kỹ thuật
- Tiêu chuẩn kỹ thuật về cọc được quy định tại TCVN 9358:2012: Lắp đặt hệ thống nối đất, thiết bị cho các công trình công nghiệp- Yêu cầu chung.
- Cọc loại thanh kim loại tròn phải có đường kính quy định bởi thiết kế, nhưng trong mọi trường hợp không được nhỏ hơn 16 mm nếu là điện cực thép và không được nhỏ hơn 12mm nếu là điện cực kim loại không phải thép hoặc là điện cực có lớp kim loại bọc ngoài không phải sắt hoặc thép; Không được dùng thanh thép gai hoặc thanh cốt thép làm điện cực đất dạng cọc nhọn;
- Cọc thép góc phải có chiều dày không nhỏ hơn 4mm, thiết bị này phải được mạ kẽm nóng hoặc được bảo vệ chống ăn mòn bằng phương pháp khác.
- Cọc loại ống kim loại phải có đường kính trong tối thiểu 19mm và chiều dày ống tối thiểu 2,45mm. Điện cực ống thép phải được mạ kẽm nóng hoặc được bảo vệ chống ăn mòn bằng phương pháp khác và phải là loại ống rắn chắc.
Chưa có đánh giá nào.